0242 242 9900 - 0989 656 682
contact.t2h@t2h.vn - huong.le@t2h.vn
Menu

Bảo vệ quyền tác giả trên môi trường số

Vấn đề quyền tác giả trên các nền tảng kỹ thuật số gần đây đang có nhiều tranh chấp xảy ra. Mới đây nhất là vụ việc nhạc sỹ Giáng Son bị khiếu nại bản quyền “Giấc mơ trưa”. Khi gặp vấn đề này nghệ sỹ, các đơn vị khai thác các tác phẩm nghệ thuật, khán giả đều hoang mang không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, câu chuyện bản quyền lại nóng hơn bao giờ hết. Vậy làm sao để các nghệ sỹ, các công ty khai thác vừa có thể đảm bảo luôn chấp hành các quy định về quyền tác giả vừa có lợi nhuận trong việc khai thác tác phẩm nghệ thuật. Luật sư Lê Thị Thu Hương – giám đốc Công ty Luật TNHN T2H có một số chia sẻ về vấn đề này như sau:

  1. Một tác phẩm âm nhạc bao gồm những quyền gì?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, tác phẩm âm nhạc là một trong các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không bắt buộc phải đăng ký hay công bố. Tuy nhiên để tránh phát sinh tranh chấp và dễ dàng chứng minh tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình thì tác giả nên thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm đó.

  1. Tác giả của tác phẩm âm nhạc có những quyền gì?

Cần phần biệt rõ tác giả của 1 bài hát có thể đồng thời là chủ sở hữu của ca khúc đó hoặc không. Trường hợp tác giả vừa là chủ sở hữu quyền tác giả thì họ có đầy đủ quyền nhân thân và quyền tài sản đối với ca khúc đó bao gồm: Đặt tên cho ca khúc; đứng tên thật hoặc bút danh trên ca khúc; được nêu tên thật hoặc bút danh khi ca khúc được công bố, sử dụng; công bố ca khúc và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của ca khúc), các quyền tài sản (làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn ca khúc trước công chúng; sao chép ca khúc; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao ca khúc; truyền đạt ca khúc đến công chúng). Chủ sở hữu có thể chuyển nhượng quyền tác giả hoặc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả. chuyển nhượng quyền tác giả, là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao toàn bộ quyền tài sản của mình và quyền công bố tác phẩm được phép chuyển nhượng. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng có thời hạn một, hoặc một số quyền tài sản, quyền công bố tác phẩm của mình.

  1. Nhà sản xuất ghi âm, ghi hình có quyền gì? Khai thác bản ghi âm, ghi hình như thế nào?

Để đưa một bài hát đến với công chúng với hình thức thu hút hơn, các nhà sản xuất có thể phối hợp với nghệ sỹ để sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Bản ghi âm, ghi hình là bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh không phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự. Nếu nghệ sỹ sáng tác tác phẩm và đồng thời là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình thì họ có toàn quyền với bản ghi đó, thông thường hai chủ thể này là khác nhau.

Căn cứ theo Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền: Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình; Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình; Được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng. Cụ thể như sau

– Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;

– Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.

4. Cần làm gì để bảo vệ quyền tác giả ?

Để ngăn chặn tình trạng xâm phạm quyền tác giả trên các nền tảng số hiện nay, nghệ sỹ, các nhà sản xuất cần phải chủ động bảo vệ quyền của mình thông qua những biện pháp sau đây: Đăng ký quyền tác giả đổi với tác phẩm của mình; ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả; chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, ký hợp đồng với các tác giả nhà sản xuất với các điều khoản chặt chẽ; theo dõi và quyết liệt xử lý các hành vi xâm phạm. Với doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường số cần tăng cường tuyên truyền về hiệu quả của việc bảo vệ quyền tác giả với khách hàng, rộng hơn là công chúng.

CÔNG TY LUẬT TNHH T2H
Trụ sở chính: G4-4A, tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội
VPGD: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0242 242 9900 – 0989 656 682
Website: https://t2hlawyers.vn
Email: contact.t2h@t2h.vn – huong.le@t2h.vn

LĨNH VỰC LIÊN QUAN

ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNg

0989 656 682