0242 242 9900 - 0989 656 682
contact.t2h@t2h.vn - huong.le@t2h.vn
Menu

NGƯỜI BỊ CÁCH LY DO DỊCH COVID-19 CÓ ĐƯỢC HƯỞNG LƯƠNG KHI PHẢI NGHỈ VIỆC?

Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, Việt Nam đang kiểm soát dịch bằng việc cách ly y tế 14 ngày đối với người có tiếp xúc gần với trường hợp bị mắc bệnh, trường hợp nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Có rất nhiều thắc mắc về việc hưởng lương khi bị buộc đi cách ly do dịch bệnh.

Dưới đây là phân tích của T2H Lawyer đối với trường hợp này theo quy định của pháp luật về lao động:

Tại Khoản 3, Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2012 đã nêu:

“Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Theo quy định của Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 được quy định như sau: Vùng là 4.420.000 đồng/tháng; Vùng 2: 3.920.000 đồng/tháng; Vùng 3: Mức 3.430.000 đồng/tháng; Vùng 4: Mức 3.070.000 đồng/tháng.

=>Như vậy người bị cách ly do dịch Covid-19 vẫn được hưởng lương khi nghỉ việc tùy theo thỏa thuận nhưng phải ít nhất bằng với mức lương tối thiểu vùng.

Ngoài việc được hưởng lương, người bị cách ly do dịch bệnh phải nghỉ việc vẫn được hưởng chế độ BHXH ( đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội), cụ thể

Theo khoản 1 điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng chế độ ốm đau

“1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.”

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam mới có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế về giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động bị buộc thực hiện biện pháp cách ly y tế phòng dịch viêm đường hô hấp cấp chủng mới Corona.

Về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người bị cách ly y tế, theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 100 Luật BHXH; Khoản 1, Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, hồ sơ gồm: Trường hợp điều trị nội trú (giấy ra viện); trường hợp điều trị ngoại trú (giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú. Tuy nhiên, đối với người bị cách ly y tế mà không mắc bệnh truyền nhiễm thì không được cấp những giấy tờ này.

-Đối với trường hợp cách lý tại cơ sở (ngoài nhà riêng) thì cơ sở thực hiện cách ly y tế có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận thời gian thực hiện cách ly y tế cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế để làm căn cứ hưởng các chế độ theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn (nếu có).

-Đối với trường hợp cách ly tại nhà, BHXH Việt Nam đề xuất Bộ Y tế đồng ý để Trạm Y tế xã, phường, thị trấn nơi người lao động cư trú căn cứ danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà được Trưởng Ban chỉ đạo chống dịch cấp xã phê duyệt có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho người lao động để làm căn cứ giải quyết chế độ ốm đau theo quy định.

Nếu bạn gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý hãy liên hệ ngay với T2H Lawyers để được tư vấn chi tiết hơn nữa.

T2H Lawyers – Niềm tin tạo nên giá trị./.

CÔNG TY LUẬT TNHH T2H

Trụ sở chính: G4-4A, tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội
VPGD: Tầng 4, số 2, 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, TP Hà Nội
Điện thoại: 0242 242 9900 – 0989 656 682
Website: https://t2hlawyers.vn
Email: contact.t2h@t2h.vn – huong.le@t2h.vn

LĨNH VỰC LIÊN QUAN

ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNg

0989 656 682